Nám da, sạm da khi mang thai không gây hại đến sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi, nhưng nó lại ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý chị em phụ nữ. Nếu hiểu được nguyên nhân gây ra cũng như cách hạn chế hình thành nám, sạm da sẽ giúp mẹ bầu có được làn da khỏe đẹp, lấy lại sự tự tin vốn có.

3 su that me bau can biet ve sam nam da khi mang thai

Contents

Nám da khi mang thai có bình thường không?

Việc xuất hiện các đốm mờ tối màu khi mang thai là điều hoàn toàn bình thường, tình trạng đó được gọi là nám da (melasma) hoặc rám má (chloasma). 

Nám da đôi khi cũng được cho là “mặt nạ” của thai kỳ vì các vết mờ thường xuất hiện xung quanh môi trên, mũi, xương gò má và trán giống như mặt nạ.

 Làn da trong thai kỳ: Da sạm đen khi mang thai Trong thai kỳ làn da mẹ bầu sẽ cảm nhận được làn da của mình thay đổi rõ rệt

3 su that me bau can biet ve sam nam da khi mang thai

Các mẹ cũng có thể phát triển các mảng tối trên má, dọc theo xương hàm hoặc trên cẳng tay và các bộ phận tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.

Hơn nữa, những vị trí vốn sẫm màu – chẳng hạn như núm vú, tàn nhang, sẹo và phần da ở bộ phận sinh dục – có thể càng trở nên tối hơn khi mang thai. Điều này cũng có xu hướng xảy ra ở những khu vực có nhiều ma sát, chẳng hạn như nách và đùi trong

Phân biệt loại nám và cấp độ nám da

Các chuyên gia đã phân chia nám da mẹ bầu thành 3 loại, 3 cấp độ sau:

+ Nám mảng – cấp độ 1: Nám mảng thường xuất hiện ở khu vực gò má và trán với các đốm tương đối nhạt màu, những mảng màu không đều hội tụ thành nhiều mảng lớn trên d chừng độ nám nhẹ, vừa; chân nám nằm ở lớp trên cùng của da (lớp biểu bì).

+ Nám hỗn hợp – cấp độ 2: Chân nám ăn sâu vào bên trong vùng da, nám thường mọc thành từng mảng. Những mảng màu sẫm, xám hoặc xanh xám, kích thước to hơn đầu đũa, xuất hiện theo từng đốm tròn nhỏ hoặc thành từng chùm, phân bố chủ yếu ở hai bên má, trán, cằm, chân nám nằm sâu dưới lớp hạ bì. Trong trường hợp này, để chữa nám hiệu quả không thật sự đơn giản.

3 su that me bau can biet ve sam nam da khi mang thai

+ Nám sâu – cấp độ 3: Là loại nám mọc theo từng nốt, làn da xuất hiện cả hai loại nám trên, vừa có mảng, vừa có đốm, sậm màu. Trong đó, chân nám ăn sâu vào bên trong vùng da.

Cách phòng tránh nám da khi mang thai

Khi đã xuất hiện nám da, mẹ bầu mới tìm phương pháp trị nám thì khó hơn rất nhiều so với việc hạn chế nám hình thành ngay từ ban đâu. Hãy thực hiện những việc sau để có một làn da khỏe đẹp ngay cả khi mang bầu nhé.

Tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời

Kẻ thù lớn nhất của làn da, kẻ tiếp tay hình thành những vết nám trên da mẹ bầu đó chính là ánh nắng mặt trời. Vì vậy, mẹ bầu cần hạn chế tối đa việc tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời, đặc biệt là từ 10 giờ sáng tới 3 giờ chiều vì đó là lúc cường độ tia cực tím rất cao, dễ gây hại cho da nhất.

3 su that me bau can biet ve sam nam da khi mang thai

Để bảo vệ làn da trước ánh nắng mặt trời nếu bắt buộc phải ra ngoài, thì việc quan trọng nhất là dùng kem chống nắng đúng cách, rồi cần đội mũ rộng vành, đeo khẩu trang, kính râm, mặc áo chống nắng…..

Không sử dụng những chất kích thích

Để có làn da khỏe mạnh mẹ bầu cần tránh xa rượu, bia, thuốc là, cafe, nước ngọt có gas cùng các thực phẩm cay nóng sẽ làm hại da và cả thai nhi đó các mẹ.

Uống đủ nước

Nước có vai trò rất quan trọng và muốn da đẹp mẹ bầu cũng không thể quên uống đủ nước. Nên uống khoảng 8-10 cốc một ngày, mỗi khi cảm thấy khát. Đủ nước sẽ giúp quá trình hydrat diễn ra suôn sẻ, da mềm, mịn, không bị khô, hạn chế mụn trứng cá, nám hay loại bỏ chất bẩn trên da nhanh chóng. Không chỉ uống nước lọc mà các mẹ bầu cần bổ sung nước nước ép các loại rau củ, hoa quả rất tốt cho làn da.

3 su that me bau can biet ve sam nam da khi mang thai

Rửa mặt đúng cách

Mỗi ngày mẹ bầu nên rửa mặt 2 lần, sáng và tối, dùng loại sữa rửa mặt dịu nhẹ, nguồn gốc thiên nhiên, ko gây kích ứng cho da. Khi rửa nên kết hợp vừa rửa mặt vừa massage bằng đầu ngón tay khắp mặt sẽ giúp lưu thông tuần hoàn máu và xóa đi những vết mụn lâu ngày trên da. Rửa mặt lại bằng nước ấm, vỗ nhẹ giúp se khít lỗ chân lông, giảm tình trạng giãn tĩnh mạch thai kỳ. Rửa mặt sạch còn giảm hiện tượng bóng nhờn trên da, rửa sạch bụi bẩn giúp giảm mụn, giảm sạm, nám.

Tạo tâm lý thoải mái

Cả người bình thường hay mẹ bầu thì việc có tinh thần thoải mái, thư giãn đều tốt cho làn da. Mẹ bầu nên nghỉ ngơi hợp lý và hạn chế các lo lắng không cần thiết. Thỉnh thoảng nên đi massage để bớt mệt mỏi, giúp cho tinh thần thư thái, nhẹ nhàng hơn và da dẻ được chăm sóc, đào thải các chất bã nhờn dư thừa, làm cho da thông thoáng, hạn chế mụn, nám da.

3 su that me bau can biet ve sam nam da khi mang thai