Ở phụ nữ, buồng trứng tạo ra estrogen và progesterone. Những hormone này giúp phát triển ngực ở tuổi dậy thì, điều hoà chu kỳ kinh nguyệt và hỗ trợ mang thai. Vì vậy, buồng trứng có một vai trò quan trọng trong hệ thống sinh sản nữ và cả hệ thống nội tiết.

chat luong cua buong trung anh huong truc tiep den suc khoe sinh san

Contents

Buồng trứng là gì?

Buồng trứng có hình bầu dục và kích thước như một quả nho lớn. Chúng nằm ở hai đầu đối diện của thành chậu, ở hai bên tử cung dựa vào thành chậu được gọi là hố buồng trứng. Mỗi buồng trứng được gắn vào diềm tua (mô nối buồng trứng với ống dẫn trứng). Buồng trứng duy trì sức khỏe của hệ thống sinh sản nữ. Chúng chính là tuyến sinh dục nữ – cơ quan sinh sản nữ. Những tuyến này có ba chức năng quan trọng: sản sinh ra hai hormone chính (đó là estrogen và progesterone); bảo vệ trứng và giải phóng trứng để thụ tinh.

Người con gái thường được sinh ra với hai buồng trứng từ tử cung. Trước tuổi dậy thì, buồng trứng chỉ là những bó mô dài.

Vai trò của buồng trứng trong hệ nội tiết

vai tro cua buong trung trong he noi tiet

– Chức năng ngoại tiết

Chức năng ngoại tiết của buồng trứng là sản xuất tế bào trứng (giao tử cái) để chuẩn bị cho quá trình thụ tinh.

Mỗi tháng có khoảng 20 nang trứng nguyên thủy (có kích thước khoảng 0,025mm) được huy động để trưởng thành. Tuy nhiên, chỉ có một nang trứng duy nhất chiếm ưu thế và phát triển vượt trội trở thành nang noãn (nang noãn có kích thước từ 10 -28mm). Những nang trứng còn lại sẽ dần thoái hóa và biến mất. Vỏ nang noãn sẽ vỡ ra để giải phóng noãn (trứng) vào ống dẫn trứng (vòi trứng). Trứng và tinh trùng sẽ gặp nhau tại đây để thụ tinh.

Trứng được thụ tinh sau đó di chuyển đến tử cung, nơi niêm mạc tử cung dày lên để đáp ứng với các hormone bình thường của chu kỳ sinh sản. Khi vào tử cung, trứng được thụ tinh có thể cấy vào niêm mạc tử cung và tiếp tục phát triển.

Mặc dù hầu hết phụ nữ đều giải phóng một tế bào trứng trưởng thành vào mỗi chu kì kinh nguyệt. Tuy nhiên, vẫn có trường hợp xảy ra sự rụng trứng của 2 hoặc 3 tế bào trứng dẫn đến việc thụ thai cặp song sinh khác trứng hoặc sinh ba khác trứng.

Nếu quá trình thụ tinh không diễn ra, hoặc việc cấy ghép trứng thụ tinh vào thành tử cung không thành công thì niêm mạc tử cung sẽ bong ra ngoài hình thành nên chu kỳ kinh nguyệt.

– Chức năng nội tiết

Chức năng nội tiết của buồng trứng là sản xuất các hormone nội tiết bao gồm estrogen và progesterone, đáp ứng với các tuyến sinh dục tuyến yên (LH và FSH), để duy trì chu kỳ sinh sản. Trong đó:

Hormone estrogen

Hormone này được tổng hợp từ các cholesterol ở buồng trứng. Estrogen có 3 loại khác nhau là estriol, estrone, estradiol. Trong đó, estradiol là hormone mạnh nhất.

Estrogen có vai trò phát triển các đặc điểm của giới tính nữ (giọng nói trong, vai nhỏ, hông nở, ngực nở, dáng đi mềm mại…)

Đồng thời, nó còn có chức năng kích thích sự trưởng thành của nang noãn. Cụ thể là, khi một nang trứng trưởng thành, hormone LH tiết ra nhiều hơn. Sự tăng tiết hormone LH kích thích sản xuất một lượng lớn estradiol và một lượng nhỏ progesterol. Sự tăng vọt về các hormone này khiến cho mức độ sản xuất FSH thấp hơn, gây ra hiện tượng vỡ nang trứng trưởng thành.

Hormone Progesterol

Khi giai đoạn rụng trứng qua đi, nồng độ các hormone LH, FSH và estradiol giảm đi đáng kể. Vỏ nang trứng thoái hóa thành thể vàng và sản xuất một lượng lớn progesterol cùng với một lượng rất nhỏ estrogen.

Progesterol sẽ kích thích làm dày lớp niêm mạc tử cung để tạo môi trường thuận lợi cho trứng đã thụ tinh làm tổ. Nếu trong khoảng 2 tuần mà không có phôi thai đến làm tổ, thì thể vàng sẽ thoái hóa, lúc này lượng progesterol và estrogen giảm mạnh. Sự suy giảm hormone này khiến cho lớp nội mạc tử cung bong ra và hình thành kì kinh nguyệt mới.

Khi buồng trứng bị suy giảm sẽ xuất hiện những đặc điểm sau:

⦿ Rối loạn kinh nguyệt: Nếu bắt gặp những hiện tượng bất thường liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt không đều, tắt kinh, chậm kinh, kinh ra dài ngày trong một khoảng thời gian dài thì bạn nên đi khám. Thêm vào đó, màu sắc kinh không giống như bình thường cũng là một dấu hiệu đáng lưu tâm.

roi loan kinh nguyet

Rối loạn kinh nguyệt là dấu hiệu phổ biến của suy buồng trứng sớm.

⦿ Chóng mặt, buồn nôn thường xuyên, khó ngủ, mất ngủ nhiều đêm.

⦿ Không mặn mà với chuyện giường chiếu.

⦿ Da dẻ nhăn nheo, ngực nhão và chảy xệ.

⦿ Trí nhớ suy giảm, hay quên.

⦿ Khô âm đạo, đau rát khi quan hệ.

Điều trị suy buồng trứng bằng cách nào?

Hiện nay, trên thế giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng, các bác sĩ chưa tìm ra được phương pháp phục hồi hoàn toàn chức năng và hoạt động bình thường của buồng trứng ở những trường hợp bị suy buồng trứng sớm. Tất cả những gì cần làm là cố gắng phát hiện và chẩn đoán bệnh sớm nhất có thể để hạn chế tác động xấu từ suy buồng trứng sớm.

》 Một số biện pháp thường được áp dụng có thể kể đến là:

⦿ Dùng hormone thay thế: Chúng có tác dụng làm giảm bớt các triệu chứng giống như hội chứng mãn kinh. Đó là rối loạn vận mạch, rối loạn chức năng tình dục, các vấn đề về da, tinh thần, thể chất và ngăn ngừa hệ quả của sự thiếu hụt estrogen như tình trạng loãng xương.

⦿ Dùng corticosteroid, oestradiol, clomiphene citrate,…: Phương pháp này thường được dùng cho các trường hợp hiếm muộn và vô sinh nhằm phục hồi một phần chức năng của buồng trứng.

Chế độ sinh hoạt phòng tránh suy buồng trứng sớm

Để phòng tránh suy buồng trứng ngay từ tuổi dậy thì, bạn nên rèn cho mình một thói quen sinh hoạt lành mạnh, khoa học như:

⦿ Ăn uống đủ chất, tăng cường chất xơ, vitamin, không lạm dụng các đồ uống chứa chất kích thích, đồ chế biến sẵn, chiên xào, dầu mỡ…

⦿ Duy trì cân nặng ở mức vừa phải, không ép cân hay tăng cân quá đà.

che do sinh hoat phong tranh suy buong trung som

⦿ Nghỉ ngơi điều độ, đúng giờ, không thức khuya.

⦿ Tập thể dục đều đặn.

⦿ Vệ sinh vùng kín sạch sẽ, nhất là trong chu kỳ kinh nguyệt.

⦿ Cố gắng duy trì tâm trạng vui vẻ, lạc quan, tránh lo âu, căng thẳng kéo dài.

⦿ Quan hệ tình dục an toàn, không nạo, hút, phá thai thiếu khoa học.

Trên đây là những thông tin cần thiết về chứng suy buồng trứng. Hi vọng, chúng có thể giúp ích cho chị em trong việc phòng tránh và khắc phục hiệu quả chứng bệnh này.