Xét nghiệm nội tiết chuẩn bị mang thai rất quan trọng bởi cân bằng nội tiết tố nữ giữ vai trò quan trọng có khả năng quyết định phần nào đến khả năng sinh sản ở người phụ nữ.
Contents
Những ai nên làm xét nghiệm nội tiết chuẩn bị mang thai?
Không phải đến khi đã, đang hoặc chuẩn bị có ý định mang thai mới cần kiểm tra nội tiết tố nữ. Để đảm bảo cơ thể luôn khỏe mạnh và có khả năng sinh sản tốt, nên làm xét nghiệm ngay khi gặp các tình trạng sau:
– Phụ nữ có chu kỳ kinh nguyệt không đều, quá ngắn hoặc quá dài (trên 35 ngày).
– Phụ nữ trên 37 có hay chưa có gia đình cũng nên làm xét nghiệm nội tiết định kỳ.
– Phụ nữ đang trong quá trình điều trị vô sinh – hiếm muộn cần làm xét nghiệm để theo dõi hiệu quả kích trứng và kiểm tra khả năng hoạt động của buồng trứng.
– Phụ nữ có các biểu hiện vô kinh (thứ phát/ nguyên phát), béo phì, lông rậm,…
Xét nghiệm nội tiết chuẩn bị mang thai cần làm những xét nghiệm nào?
Xét nghiệm FSH
Do FSH là hormone có vai trò chính trong việc kích thích sản xuất trứng nên có thể dựa vào kết quả xét nghiệm FSH để chẩn đoán nguy cơ mắc bệnh buồng trứng đa nang ở người phụ nữ. Cụ thể, một người sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh này nếu nồng độ FSH đo được quá cao (hay đồng nghĩa với việc khả năng dự trữ buồng trứng thấp).
Nồng độ FSH từ 1,4 – 9,6 IU/L được coi là bình thường. Những người có nồng độ FSH cao thường có nguy cơ cao mắc hội chứng đa nang buồng trứng.
Xét nghiệm LH
Có khả năng can thiệp vào quá trình rụng trứng và chu kỳ kinh nguyệt, hormone LH được coi là một trong những nội tiết tố quan trọng nhất đối với quá trình sinh sản.
Kết quả xét nghiệm nội tiết tố nữ LH bình thường khi nồng độ LH rơi vào khoảng từ 0,8 – 26 IU/L. Khi kết quả xét nghiệm LH quá cao có thể cho thấy nguy cơ cao mắc hội chứng buồng trứng đa nang, gây vô sinh.
Xét nghiệm Estrogen
Estrogen được xem là một trong những hormone quan trọng không thể thiếu đối với bất kỳ người phụ nào. Thông thường khi nhắc đến estrogen, phần lớn người ta quan tâm đến estradiol hay E2 – là dạng phổ biến nhất của estrogen.
Xét nghiệm nội tiết tố Estrogen giúp đo lường nồng độ estradiol. Giới hạn bình thường của nồng độ estradiol là từ 70 – 220 pmol/L hoặc 20 – 60 pg/mL. Khi hàm lượng estradiol vượt quá mức này có thể dẫn đến một số triệu chứng như rối loạn cảm xúc, rối loạn kinh nguyệt, rụng tóc, nhức đầu và gia tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư vú.
Xét nghiệm Testosterone
Đây là một hormone nam giới nhưng trong cơ thể người phụ nữ cũng chứa một lượng Testosterone nhất định. Vẫn với vai trò như vậy, Testosterone giúp kích thích khoái cảm và tăng ham muốn tình dục ở người phụ nữ.
Nồng độ Testosterone trong cơ thể nữ giới được coi là bình thường nếu nằm trong khoảng từ 15 – 70mg/dL.
Xét nghiệm Testosterone giúp chẩn đoán PCOS (buồng trứng đa nang), phát hiện một số u hiếm gặp tại buồng trứng hoặc vỏ thượng thận khiến tăng tiết androgen.
Xét nghiệm Progesterone
Xét nghiệm này là cơ sở để bác sĩ chẩn đoán khả năng phóng noãn tự nhiên ở người phụ nữ và xem xem có cần can thiệp bằng việc dùng thuốc hay không.
Đối với phụ nữ đang trong chu kỳ kinh nguyệt, nồng độ progesterone từ 5 – 20 ng/mL là phù hợp. Nếu nồng độ hormone này ở phụ nữ không mang thai cao hơn ngưỡng nói trên có thể dẫn đến một số triệu chứng tiêu cực như giảm ham muốn, mệt mỏi, mọc mụn trứng cá, đau ngực, trầm cảm, khô âm đạo,…
Đặc biệt, khi sự cân bằng giữa estrogen và progesterone không còn nữa có thể dẫn đến tình trạng rối loạn kinh nguyệt, đồng thời ngăn cản quá trình rụng trứng, dẫn đến suy giảm khả năng sinh sản.
Xét nghiệm AMH
Hiện nay, là xét nghiệm đánh giá khả năng sinh sản ở nữ giới chính xác nhất. Xét nghiệm giúp khảo sát hoạt động cũng như khả năng giữ noãn của buồng trứng.
AMH có nồng độ khá ổn định nên xét nghiệm AMH có thể được tiến hành vào bất cứ thời điểm nào mà không cần chờ đến kỳ kinh nguyệt.
Giới hạn an toàn đối với nồng độ AMH ở nữ giới là từ 2 – 6,8 ng/ml.
Cách duy trì cân bằng nội tiết tố nữ an toàn, hiệu quả
Xét nghiệm nội tiết chuẩn bị mang thai là cần thiết nhằm sớm phát hiện tình trạng rối loạn nội tiết tố nữ, giúp bạn có sự chuẩn bị tốt nhất cho quá trình thụ thai. Tuy nhiên, cách tốt nhất để không phải thường xuyên làm các xét nghiệm này chính là việc có chế độ sinh hoạt và dinh dưỡng lành mạnh để duy trì cân bằng nội tiết tố nữ trong cơ thể:
– Bổ sung vào khẩu phần ăn hàng ngày thêm chất xơ, rau xanh và hoa quả chứa nhiều vitamin C và Estrogen như bông cải xanh, cà rốt, mận, cherry, táo,… Rau xanh không chỉ giúp giải tỏa stress, căng thẳng mà còn hỗ trợ đào thải những estrogen có hại ra khỏi cơ thể. Đồng thời, cơ thể khi được bổ sung đủ vitamin và chất xơ sẽ được tăng cường sức khỏe, cải thiện chức năng hoạt động bộ máy tuyến yên và kích thích sản xuất estrogen.
– Cung cấp đủ nước cho cơ thể, tối thiểu 2 lít nước mỗi ngày. 70% cơ thể là do, bởi vậy mà cơ thể chỉ có thể vận hành tốt các chức năng của mình nếu uống đủ nước, có thể là nước lọc, nước ép hoa quả hay nước canh đều được. Ngoài ra, nếu có thể bạn nên uống sữa đậu nành bởi đây là nguồn thảo dược tự nhiên giúp cung cấp và bổ sung isoflavone – estrogen một cách hữu hiệu và an toàn nhất.
– Tăng cường bổ sung Estrogen từ thực vật hay Phytoestrogen. Lý giải cho điều này là bởi estrogen từ thực vật rất dễ hấp thu, hơn nữa lại có khả năng tự đào thải nếu dư thừa. Do đó, việc sử dụng lâu dài tương đối an toàn, không làm tăng kích thước khối u, đồng thời giảm thiểu nguy cơ mắc ung thư vú,…
Hi vọng với những thông tin bổ ích trên đây đã giúp chị em phụ nữ có hiểu biết nhất định về các xét nghiệm nội tiết trước khi mang thai, đồng thời trang bị cho mình những cách duy trì cân bằng nội tiết tố trong cơ thể an toàn và hiệu quả.