Cơ thể phụ nữ không chỉ sản sinh nội tiết tố nữ estrogen, mà còn có cả androgen. Androgen là nội tiết tố nam, cả cơ thể đàn ông và phụ nữ đều sản xuất nội tiết tố này, tuy nhiên với số lượng khác nhau. Vậy khi nội tiết tố androgen ở nữ tăng quá mạnh sẽ xảy ra điều gì? Cùng tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ về bệnh lí này nhé.

Nội tiết tố androgen là gì?

Androgen là một loại hormone chủ yếu ở phái mạnh tạo nên sự nam tính của đàn ông.

So với đàn ông, cơ thể phụ nữ tự nhiên chỉ sản xuất một lượng nhỏ nội tiết tố androgen, trung bình khoảng từ 1/10 đến 1/2 lượng mà cơ thể nam giới sản xuất. Đối với phụ nữ, nội tiết tố nam androgen đóng một vai trò quan trọng khi bắt đầu dậy thì, đó là kích thích mọc lông ở vùng mu và nách. Ở phụ nữ trưởng thành, androgen cần thiết để tổng hợp estrogen và ngăn ngừa mất xương.

Dấu hiệu thừa androgen ở nữ

Khi cơ thể người phụ nữ sản sinh quá nhiều androgen so với nhu cầu sẽ xảy ra tình trạng dư thừa hormon này trong huyết tương. Androgen là hormone đặc trưng của nam giới nên khi bị rối loạn như vậy, phụ nữ thường có xu hướng bị “nam hóa” với các triệu chứng như:

– Rối loạn kinh nguyệt: Khi cơ thể tăng sản xuất nội tiết tố androgen sẽ làm chu kỳ kinh nguyệt thất thường, kéo dài chu kỳ, thưa kinh, thậm chí là mất hẳn, bởi vì vốn dĩ trong cơ thể con người, testosterone là hormone đối kháng với hormone sinh dục nữ estrogen.

– Giảm ham muốn tình dục: Khoái cảm ở phụ nữ do hormon nữ estrogen và progesterone mang lại. Khi hàm lượng các hormon này bị thay đổi, hormon nam tăng mạnh gây mất cân bằng sẽ dẫn đến giảm ham muốn tình dục, khó đạt cực khoái.

– Thay đổi giọng nói: Giọng nói trầm hơn thay vì giọng cao thường thấy ở nữ giới.

– Mọc nhiều lông: Khi androgen được tiết quá nhiều sẽ gây rậm lông ở nữ giới, khiến lông mọc nhiều ở những nơi không phù hợp như cằm, ria mép,… nhưng tóc lại thưa, mỏng.

– Nổi nhiều mụn trứng cá: Tình trạng nồng độ androgen tăng cao sẽ làm to lỗ chân lông và thúc đẩy sản sinh bã nhờn nhiều hơn. Khi đó, da sẽ rất nhờn, tế bào ống trong tuyến bã bị sừng hoá nhiều hơn, gây bít lỗ chân lông, dẫn đến nổi mụn trứng cá, mụn bọc, mụn có mủ, viêm da….

Điều trị chứng rối loạn nội tiết tố Androgen

– Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng để bảo vệ sức khỏe, phòng bệnh và duy trì cơ chế sản sinh nội tiết cân bằng, ổn định. Khi bị rối loạn nội tiết, thừa Androgen bên cạnh việc tuân thủ nghiêm túc các chỉ dẫn điều trị của bác sĩ, cần điều chỉnh chế độ ăn uống hàng ngày một cách hợp lý:

– Uống đủ nước mỗi ngày để điều hòa hormone cortisol trong cơ thể một cách hiệu quả nhất, ngoài ra có thể bổ sung các loại nước ép rau quả tươi, trà xanh… đều phát huy tác dụng rất tốt;

– Cung cấp đầy đủ, đa dạng các loại dưỡng chất cho cơ thể, bổ sung các thực phẩm có tác dụng làm tăng nội tiết tố nữ, giảm rối loạn sinh lý phụ nữ như: đậu nành và các sản phẩm được chế biến từ đậu nành (đậu phụ, sữa đậu nành), cà rốt, khoai tây, tỏi, rau bina, rau diếp, bông cải xanh, bắp cải, chanh, đậu hũ, bí ngô, chuối, mè đen, nấm, đậu đen…;

– Ăn ít nhất 2 bữa cá 1 tuần giúp duy trì sự cân bằng nội tiết. Cá là thực phẩm vừa giàu protein vừa chứa nhiều omega 3, omega 6 và omega 9 những loại dầu này là nguồn chất béo tốt nhất cho cơ thể.

– Việc tập luyện cũng giúp giảm rối loạn nội tiết. Các bài tập thể dục tay không, chạy bộ kết hợp hít thở đều, yoga đều rất phù hợp và có tác dụng tốt. Cần tạo cho mình trạng thái tâm lý thoải mái, giữ tinh thần thư giãn, luôn lạc quan, vui vẻ, tránh xa các suy nghĩ tiêu cực, suy nghĩ đến những điều tốt đẹp mỗi ngày để tâm hồn luôn thoải mái.

tap luyen cung giup giam roi loan noi tiet